Thích Trí Siêu - Thư Viện Hoa Sen - THƯ VIỆN HOA SEN

3y ago
50 Views
2 Downloads
565.25 KB
160 Pages
Last View : 1m ago
Last Download : 3m ago
Upload by : Maleah Dent
Transcription

1Thiền Tứ Niệm XứThích Trí SiêuQuyển sách nhỏ này được viết ranhằm mục đích giới thiệu với quýđộc giả đang đi tìm giải thoát và nhấtlà thích tu thiền, một phương pháphành thiền mà ít người để ý, đó làpháp Tứ Niệm Xứ.Mục Lục:[1] Vài lời cùng bạn đọc[2] Mở đầu[3] Tứ Niệm Xứ và Bát Nhã Tâm Kinh[4] Tứ Niệm Xứ và Thiền Tông[5] Thiền và Tịnh Ðộ[6] Tứ Niệm Xứ và Bồ Tát Ðạo[7] Phương pháp hành thiền Tứ NiệmXứ

2[8] Kết luận[9] Phụ Lục - Kinh Quán Niệm1. Vài lời cùng bạn đọcQuyển sách nhỏ này được viết ra nhằmmục đích giới thiệu với quý độc giảđang đi tìm giải thoát và nhất là thíchtu thiền, một phương pháp hành thiềnmà ít người để ý, đó là pháp Tứ NiệmXứ.Ðức Phật Thích Ca xưa kia do tu Thiềnmà giác ngộ giải thoát. Ngày naynhững ai có chí xuất trần, nhận rõ cảnhđời nhiều đau khổ và muốn giải thoátngay trong kiếp hiện tại hãy nên tuThiền. Nhưng khi nói đến Thiền thìnhiều người hoang mang vì có cả mộtrừng Thiền nào là Như Lai Thiền, Tổ

3Sư Thiền, Thiền Ðốn Ngộ, Thiền ÔngTám, Thiền Yoga, Thiền Tây Tạng,Thiền Zen. không biết theo ai bâygiờ? Nếu đến chùa hỏi Thầy thì hầu hếtnhững chùa chiền đều tu theo Tịnh Ðộ,chỉ chuyên tụng kinh, làm đám. Vìkhông ai chỉ dạy nên người chán nảnthì theo đại một phái Thiền khác. Nếulà Thiền Phật giáo như Tây Tạng hayZen thì còn đỡ, nhưng nếu chẳng mayrơi vào Thiền ngoại đạo thì ôi thôi,không những uổng một kiếp này màcòn uổng cả muôn ngàn kiếp sau, vì saimột ly đi ngàn dặm. Cổ nhân có câu:"Thà đành ngàn năm không ngộ, khôngcam một phút sai lầm".Tứ Niệm Xứ là một pháp hành Thiềndo chính Ðức Phật xưa đã đích thân chỉ

4dạy cho các đệ tử. Nhờ hành theo đó,các đệ tử đã giải thoát đắc quả vô sanh(A La Hán). Cũng một phần do đó màmột số người theo Ðại Thừa đã bỏ quavà lãng quên pháp hành này, cho rằngđó là pháp Tiểu Thừa. Phật pháp khôngcó đại hay tiểu, có chăng là do chínhchúng ta ưa phân biệt đặt ra mà thôi.Ðể giới thiệu và giúp cho độc giả cómột ý niệm về tầm quan trọng của phápnày, tôi sẽ so sánh trong phần đầu KinhTứ Niệm Xứ với Bát Nhã Tâm Kinh.Thiền Niệm Xứ hay Minh Sát với TổSư Thiền, và sau đó sẽ nói về phươngthức tu tập Thiền Tứ Niệm Xứ.Vì không ngoài mục đích giới thiệu sơqua về "pháp hành" Thiền Tứ Niệm

5Xứ, chắc chắn độc gỉa sẽ cảm thấy nókhô khan, vô vị, không mấy hứng thú.Nhưng không có một sự giác ngộ nàocó thể có được nếu chính ta không chịuthực hành, không chịu trở về quan sátnội tâm, theo dõi và ghi nhận tất cảnhững hoạt động biến chuyển củapháp, không chịu nương theo Giới,Ðịnh, Huệ. Các bạn hãy suy nghĩ và tutập theo Tứ Niệm Xứ, nếu thấy hợp vàcó nhân duyên thì các bạn chịu khó lênđường tìm Thầy hoặc bạn để học hỏithêm, nếu ngược lại thì chắc bạn khôngcó nhân duyên rồi, tốt hơn là nên đi tìmphương pháp khác vậy.Mùa Thu năm Ðinh Mão 1987tạiThiềnÐườngSakyamuni,

6Montbéon.Thích Trí Siêu2. Mở đầu"Tu là cõi phúc, Tình là giây oan","Ðời là bể khổ, Tu là giải thoát".Nhưng tu là tu cái gì? Tu làm sao? Tucó phải ăn hiền ở lành, ăn chay niệmPhật không? Hay phải vào chùa cạo tócxuất gia là tu chăng?Ở đây xin miễn nói về triết lý đạo Phậtvì Kinh sách nói về triết lý đạo Phật đãcó rất nhiều, nhưng quy tụ cũng khôngngoài Tứ Diệu Ðế. Quý vị có thể tìmsách nghiên cứu, hoặc là đến chùathăm hỏi quý Thầy, quý Cô chỉ cho.

7Về Tứ Diệu Ðế, trong các kinh sáchthường nói như vầy: Khổ đế là quảluân hồi. Tập đế là nhân luân hồi. Diệtđế là quả Niết Bàn. Ðạo đế là nhânNiết Bàn. Chắc chắn Tứ Diệu Ðế làchân lý cao thượng, nhưng theo tôinghĩ thì Ðạo đế quan trọng hơn cả. Vìchỉ có Ðạo đế mới làm đạo Phật kháchẳn các đạo khác. Vì sao? Vì các đạokhác cũng biết đời là khổ, biết tu hànhđể cầu sự sung sướng, nhưng conđường đi của họ không thể đưa tới sựgiải thoát rốt ráo.Khổ thì chúng ta đã khổ rồi, nguyênnhân của khổ thì chúng ta đã tạo rồi,Niết Bàn thì chưa đạt tới, chỉ có conđường đưa đến Niết Bàn mà chúng tacần và đang tiến bước là hiện tại. Chỉ

8có giờ phút hiện tại là chúng ta có thểsung sướng hay khổ đau, là tốt hay xấumà thôi. Ngày hôm qua anh B có thể đãgiết bao mạng người, nhưng ngày hômnay đây anh đang cứu sống tôi. Nóinhư thế, độc giả có thấy được tầm quantrọng của giờ phút hiện tại không?Nếu thấy được chỉ có trong giờ phúthiện tại mà ta có thể là một người hiềnhay ác, sung sướng hay đau khổ, giácngộ hay vô minh, thì các bạn sẽ cảmthấy hứng thú hành theo pháp Thiềnnày. Tu Thiền vì sao ít có người hành?Vì đa số chỉ thấy ngày hôm qua vàngày mai thôi, họ ít thấy hiện tại.Những người tu theo Tịnh Ðộ cũngvậy, họ không chịu thấy hiện tại, họ chỉmuốn thấy ngày sau (khi chết) được ở

9Cực Lạc. Bây giờ chỉ lo đếm tiền, đếntối mới đi niệm Phật vài chuỗi gọi làlấy công với Ðức Phật Di Ðà. Người tutheo pháp môn tụng Kinh thì chỉ ưatụng những Kinh Ðại Thừa nổi tiếngnhư Pháp Hoa, Niết Bàn, Hoa Nghiêm,Kim Cang. Mỗi khi đến chùa, có aihỏi độ này tu hành ra sao, thì trả lời:"Ðộ này tôi tụng được 7 bộ Pháp Hoa,4 bộ Niết Bàn." rồi lấy đó làm hãnhdiện cho là mình tu nhiều. Kỳ thựctham, sân, si ngã mạn của mình khônggiảm, mà có điều lại tăng thêm. Ðếnchùa thì chỉ hay ăn nói khoe khoang,khen Thầy này, chỉ trích Thầy kia, thếnày thế nọ. Ðây không phải chỉ tríchai cả mà để nói lên tình trạng tâm lý

10của đa số những người tu theo phápmôn tụng Kinh, niệm Phật.Còn Thiền thì sao? Tình trạng tâm lýcủa những người tu Thiền có hơn gìngười tu Tịnh Ðộ không? Người tungày nay chỉ chuyên nghiên cứu Thiền,rõ biết lịch sử của chư Thiền Ðức thuởxưa. Mỗi khi nói đến Thiền, thườngđem ra kể cho Phật tử nghe để rồi gieocho họ ý nghĩ là Thiền dành cho nhữnghàng thượng căn thượng trí, còn thờinay mạt pháp, chúng ta là hạ căn độntrí chỉ nên niệm Phật cho chắc ăn.Những hành động, cũng như thành tíchcủa các Thiền Sư chứng ngộ đều cótính cách lạ kỳ, phá chấp, nên nhiềungười học Thiền thời nay đều hay bắtchước để rồi tưởng mình cũng phá

11chấp, phá ngã, đó thật là một điều taihại và lầm lẫn. Là bậc Thầy, nên chỉdẫn cho Phật tử phương pháp hànhThiền, chứ đừng nên kể chuyện Thiền.Dĩ nhiên khi nói về phương pháp hànhThiền thì thấy khô khan và dễ làm chánnản cho người nghe, còn nếu kể chuyệnThiền thì hấp dẫn và vui hơn. Ðó cókhác chi một đàng chỉ dẫn cách thứclàm bánh, và đàng khác là tả sự ngonngọt của một cái bánh đã thành hình.Một đàng là nhân, một đàng là quả.Người trí học tạo nhân vì biết quả sẽ dođó tự thành, người thường chỉ lo biếtquả bỏ quên nhân. Ðức Phật xưa kiakhông nói nhiều về cảnh giới của NiếtBàn, ngược lại, Ngài đã giảng dạy suốt45 năm về những phương pháp đưa

12đến giải thoát mà ngày nay chúng taquen gọi là Ðạo Phật.Ðiều sai lầm của một số người "tuThiền" (hay là học Thiền) thời nay làchỉ thích đem Kinh sách Thiền ra bànluận và giảng giải xuyên qua sự hiểubiết của mình.Thay vì nói nhiều về Thiền, một vịThầy có thể bảo Thiền sinh nhẹ nhàngngồi xuống, bắt chéo chân theo tư thếbán già hoặc kiết già rồi theo dõi hơithở. Thay vì ăn uống vội vã hấp tấpcho xong để còn lo đi làm việc khác,một vị Sư có thể lặng lẽ, chậm chạpnâng tách trà lên uống thong thả, đó làdạy Thiền một cách trực tiếp, khôngcần dùng ngôn ngữ danh từ. Thay vì

13bắt một chú tiểu học thuộc làu bộ TỳNi, Oai Nghi rồi bắt chú trả bài có lệtrước khi cho thọ giới, vị Thầy đó cóthể kiểm soát trực tiếp hoặc cho đệ tửbiết giữ chánh niệm, làm việc thongthả, chậm rãi, theo dõi từng cử độngcủa thân thể v.v.Các nước tu theo Ðại Thừa thườngkhông có địa thế và hoàn cảnh thuậnlợi cho việc tu hành nội tâm, chư Tăngphải thường tiếp xúc việc xã hội, quốcgia nhiều, ở trong tình thế dễ làm mấtchánh niệm, Nhất là ngày nay, quýThầy lo tạo chùa to, tượng lớn muốn"hoằng dương chánh pháp", báo Phậtân đức, hành Bồ Tát đạo, thế nên nhiềuđầu công mối nợ, Tăng Ni trong chùaphải chấp tác nhiều hơn, và các công

14việc chùa chẳng khác những việc ngoàiđời là bao. Khi các đệ tử ở vào tình thế,hoàn cảnh dễ mất chánh niệm, dễ phiềnnão, lúc đó các bậc Thầy mới sáng chếra những phương thức mới mẻ hầugiúp cho đệ tử trở về chánh niệm, thúcliễm thân tâm.Kinh sách Ðại Thừa của chúng ta rấtphong phú, nhưng ngày nay người tutheo Ðại Thừa phần đông chỉ còn lànhững học giả. Với danh nghĩa hànhBồ Tát đạo, tùy thuận chúng sanh đểđộ họ, chúng ta đã biến đổi nhiều, vàđã đi quá xa mục đích chính của đạoPhật là tìm cầu giác ngộ giải thoát.Có người bảo Ðại Thừa là sửa đổi giáopháp làm sao cho hợp thời cơ để độ

15càng nhiều chúng sanh càng tốt. Nhưngta hãy nhìn lại xem, hãy so sánh Phậttử Ðại Thừa (Việt Nam, Tàu, Nhật, ÐạiHàn) và Phật tử Tiểu Thừa (Thái Lan,Tích Lan, Miến Ðiện.) xem ai thuầnthành hơn, ai sùng đạo và đông hơn?Phật tử Ðại Thừa, nhất là Việt Nam,thường hay xem thường và chỉ tríchchư Tăng. Chắc hẳn có những Phật tửkhông hiểu đạo, ăn không nói có,nhưng cũng có một số người xuất giatu hành chân chánh. Tuy nhiên chúngta không nên "vơ đũa cả nắm". Chuyệngì xẩy ra cũng có nhân duyên của nó,không có ai đúng và không có ai lỗi cả,nếu đúng thì đúng hết, nếu lỗi thì lỗicả. Ở đây ta chỉ nên nhận định một

16cách khách quan tình trạng Phật giáoViệt Nam mà thôi.Học rộng, giao dịch nhiều, tụng Kinh,thuyết pháp, đó là "nghề" của chưTăng. Còn sống lặng lẽ, xa lìa ngũ dục,trở về nội tâm thì sao? Quý Thầy ít choPhật tử thấy cái gương đó! Vẫn biếtphải "y pháp bất y nhân", nhưng ngàynay là đời mạt pháp, căn cơ chúng sanhyếu kém, họ đâu có thể y theo câu đómột cách dễ dàng. Và đến lúc nào đó,người thuyết pháp phải ngưng thuyếtpháp và bắt đầu "thực hành" để làmgương cho họ thấy rõ hơn, để lòng tincủa họ vững chắc hơn.Nhìn lại các quốc gia theo Phật giáoNguyên thủy, mang tiếng chỉ lo tự độ,

17ích kỷ, nhưng tại sao Phật giáo ởnhững nơi đó lại là quốc giáo? Tại saochư Tăng ở đó không cần ứng phú, làmđám, cầu an, cầu siêu, độ sanh, mà Phậttử vẫn theo, vẫn kính nể? Vì mỗi ngườibiết và lo làm bổn phận của mình. CácSư chỉ lo tu hành, còn Phật tử thì chỉbiết mình có bổn phận hộ trì cúngdường chư Tăng để các vị ấy sớmthành đạo quả, và không đòi hỏi gìkhác hơn là Thầy tu chỉ lo tu thôi.Còn Phật giáo Việt Nam thì sao? QuýThầy (chịu ảnh hưởng Tàu) chế đặt ranhiều nghi thức cúng kiến, các lễ lược,văn nghệ để "tùy thuận chúng sanh" đểrồi cuối cùng bị kẹt trong ấy, bị biếnthành nhân viên của những nghi thức lễlược ấy. Phật tử chỉ đến chùa khi trong

18gia đình có người chết hay bị bệnh đểcầu siêu, cầu an, hoặc khi có đám chay,đám tiệc, lúc xong thì lấy tiền ra cúngdường quý Thầy hay nói đúng hơn làtrả công cho quý Thầy, không còn biếtcúng dường hay bố thí một cách trongsạch, bất vụ lợi. Nhất là hầu hết cácchùa Việt Nam hải ngoại đều theo TịnhÐộ, lấy tụng Kinh ứng phú làm đầu,khiến Phật tử trở nên xem các vị Sưnhư những "thợ tụng". Thầy nào tụngkhông hay, giọng không tốt thì khôngđến chùa đó nữa. Rồi thì quý Thầysống trong vòng lẩn quẩn, không làmthợ tụng thì không được, vì sẽ khôngcòn được coi như là một ông thầy nữa.Vị nào ý thức điều đó mà muốn thoátra cũng khó, vì nếu thoát ra lại sợ sẽ

19không có Phật tử cúng dường, nênđành nhắm mắt, xuôi tay trôi theo thếtình. Trong một gia đình, ai có đôngcon là tự biết mình có nhiều oan giaràng buộc, trong chùa cũng vậy, vịThầy nào có nhiều Phật tử ưa chuộngmình thì cũng có nhiều sự ràng buộc,nhưng đa số quý Thầy lại lấy đó làmhãnh diện, tưởng là mình khéo hướngdẫn Phật tử, mà thật ra đã vô tình làmnô lệ cho Phật tử.Chùa to, nổi tiếng, đông Phật tử lànhững điều mà đa số người xuất giangày nay đều lấy đó làm mục đíchđánh dấu sự thành công của mình trênđường đạo.Là Ðại Thừa, theo Bồ Tátđạo, ta được quyền mở mang, dùng

20mọi phương tiện phát triển đạo, nhưngxin đừng quên và đi quá xa nguồn gốc.Thiền trong Phật giáo Việt Nam bị lãngquên, không những bị lãng quên mà cókhi không có chỗ đứng nữa. Số Phật tửlui tới chùa thường là những người giàlớn tuổi, trong đó đa số lại là phụ nữ,tính tình hay cầu cạnh, nương tựa, nênrất thích hợp với lối tu cầu tha lực(Tịnh Ðộ). Thể theo nhu cầu đó, cácchùa đã được dựng lập khá nhiều,nhưng đều lấy cúng kiến làm Phật sựchính.Những người thanh niên tuổi trẻ, ưachuộng đạo Phật lại thường không hayđến chùa, không khí ở chùa không hợpvới họ. Họ là những người thích tự lực,

21không thích nương tựa mãi nơi cha mẹ,muốn tạo dựng hạnh phúc với chínhhai bàn tay của họ. Ðến với đạo Phật,họ chỉ thích tu Thiền, nói Thiền.Nhưng tu Thiền là tu làm sao? Tôi thấycó nhiều người chỉ "quy y sách Thiền"chứ không quy y Tam Bảo (Phật, Pháp,Tăng). Vì không thích lạy Phật, khôngbiết Phật pháp căn bản, không biết kínhtrọng các nhà Sư. Có việc phải đếnchùa thì nghênh ngang, tự tại tựa như"Tổ Ðạt Ma", họ bảo Thiền là pháchấp, "gặp Phật giết Phật, gặp Ma giếtMa". Họ có biết đâu là đang gây cáinhân đọa địa ngục. Tuy vậy ta cũngkhông nên trách cứ mà ngược lại nêncảm thương họ thì đúng hơn.

22Như vậy nếu có người muốn tu Thiềnthì phải làm sao? Phải tu theo Thiềnnào? Sách viết về Thiền tông tương đốicó khá nhiều, nhưng đa số viết vềThiền học, về văn chương ngôn ngữThiền, về triết lý Thiền, về ThiềnTrung Hoa. Ở đây tôi muốn giớithiệu, hay đúng hơn là nhắc lại mộtphương pháp hành Thiền do chính ÐứcPhật Thích Ca đã dạy cho các đệ tử, đólà pháp Tứ Niệm Xứ. Pháp hành Thiềnnày, trong Phật giáo Ðại Thừa hầu nhưít ai nhắc tới, mặc dầu các sách Phậthọc phổ thông có nói sơ qua trong 37phẩm trợ đạo, nhưng nói một cách quángắn gọn về phần lý thuyết và thiếu sótvề cách thức tu tập.3. Tứ niệm xứ và Tâm kinh

23Tứ Niệm Xứ là một pháp hành Thiềndo từ Kinh Niệm Xứ (SatipatthànaSutta) là một Kinh rất quan trọng trongPhật giáo Nam Tông. Còn Bát NhãTâm Kinh là một bài Kinh ngắn thườngđược tụng trong tất cả các thời Kinhtrong Phật giáo Ðại Thừa Việt Nam.Hai Kinh này ý nghĩa có xung khắcnhau không?A. Tứ Niệm XứKinh Niệm Xứ, thường được gọi làKinh Tứ Niệm Xứ, là một trong nhữngkinh trọng yếu nhất mà Ðức Phật đãthuyết giảng hơn 2500 năm về trước đểrèn luyện, uốn nắn, làm cho quân bìnhvà thanh lọc thân tâm.

24Pháp Niệm Xứ được thiết lập trên sựáp đặt tâm niệm (Satipatthàna). "Sati"là niệm, "patthàna" là một hình thức rútngắn của chữ Upatthàna có nghĩa là đểgần lại tâm của mình.Mở đầu bài Kinh có chỉ dẫn rõ ràng:"Sau đây là những lời mà tôi đã đượcnghe Ðức Thế Tôn dạy, hồi Ngài cònđang cư ngụ ở Kammassadhamma, mộtkhu phố của giống dân Kuru. Một hômÐức Thế Tôn gọi chư Tăng: "Này cácTỳ Kheo". Chư Tăng đáp: "Thưa ÐứcThế Tôn, có chúng con đây". Phật nói:" Này quý vị, đây ta chỉ cho quý vị conđường duy nhất (ekàyano maggo) để cóthể gạn lọc bản thân, vượt thoát mọiphiền não, tiêu diệt ưu khổ, đạt tới

25chánh đạo và chứng ngộ Niết Bàn: Ðólà Pháp Niệm Xứ".Pháp Niệm Xứ có bốn phần, đó là tinhchuyên chú niệm vào:1/ Thân (Kàyànupassanà). Niệm �mThọ.3/ Tâm (Cittànupassanà). Niệm Tâm.4/ Pháp (Dhammànupassanà) là nhữngđối tượng của Tâm. Niệm Pháp.Ðiểm chánh yếu ở đây là niệm (Sati)và sự chú tâm hay sự quan sát(anupassanà). Ở đây tôi chỉ tóm tắt đạiý của Kinh thôi.1) Niệm thân. Hành giả quán niệmthân thể nơi thân thể. Xin độc giả lưu ýchữ quán niệm thân thể nơi thân thể,

26chứ không phải quán niệm thân thể nơicảm thọ, hoặc quán niệm thân thể nơitâm thức, v.v.Vì đó có nghĩa là ngay nơi thân thể,hành giả quán niệm về thân thể, chứkhông phải nương theo nơi một cảmgiác hay ý tưởng mà quán niệm về thânthể. Quán niệm về thân thể là quán sátvà ghi nhận tất cả những gì liên quanvà đang xảy ra nơi thân thể.Quán niệm về thân thể gồm có: hơi thởvô-ra, bốn oai nghi (đi, đứng, nằm,ngồi), các động tác thông thường, cácbộ phận ở trong thân thể, tứ đại và 9giai đoạn tan rã của thân thể.Trong pháp niệm thân, đặc biệt là phầnniệm hơi thở vô-ra (ànàpànasati). Hành

27giả ngồi xếp bằng thoải mái, đặt hếttâm ý vào sự theo dõi và ghi nhận hơithở vào, hơi thở ra. Khi hỉt vào một hơidài, hành giả biết mình đang hít vàomột hơi dài; khi thở ra một hơi dài,hành giả biết mình đang thở ra một hơidài. Ðây là một phương pháp hànhthiền rất phổ thông, vì nó có thể thíchhợp cho mọi người, để lắng tâm, cũngnhư để gom tâm an trụ. Chính đức Phậtxưa kia đã tận lực hành trì để chứngđạo quả vô thượng Bồ Ðề, và ngàicũng quả quyết khẳng định tầm quantrọng của pháp hành này.2) Niệm thọ hay cảm giác. Hành giảquán niệm cảm giác nơi cảm giác, cónghĩa là giác tỉnh chú tâm ghi nhận"một cách khách quan" những cảm

28giác hay cảm thọ của mình: vui sướng(lạc thọ), đau khổ (khổ thọ), hoặckhông vui sướng cũng không đau khổ(xả thọ), xem chúng khởi lên ra sao vàbiến mất như thế nào. Thí dụ khi cómột cảm giác vui, hành giả liền biết vàghi nhận: "có một cảm giác vui", vànhư thế hành giả hay biết các cảm thọkhác và chứng nghiệm một cách giáctỉnh các cảm giác ấy theo đúng thực tế,đúng như thật sự nó là như thế ấy.Thường lệ, người ta hay thất vọng khichứng nghiệm một thọ khổ và phấnkhởi vui sướng khi thọ lạc. Công trìnhtu tập niệm thọ giúp cho hành giảchứng nghiệm tất cả cảm giác một cáchkhách quan, với tâm xả (bình thản), vàtránh cho con người khỏi bị cảm giác

29của mình chi phối, khỏi phải làm nô lệhay lệ thuộc nơi cảm giác.3) Niệm tâm hay những hoạt độngcủa Tâm. Trong khi hành thiền, nếu cónhững ý nghĩ hay tư tưởng phát sanhthì hành giả phải liền ý thức và ghinhận chúng. Những tư tưởng ở đây cóthể là tốt, là xấu, thiện hay bất thiện.Hành giả quán sát, theo dõi, nhìn cả haimà không luyến ái hay bất mãn.Phương pháp quán sát tâm mình mộtcách khách quan giúp cho hành giảthấu đạt bản chất và hoạt động thật sựcủa tâm. Những ai thường xuyên niệmtâm sẽ học được phương cách kiểmsoát và điều khiển tâm mình.

304) Niệm Pháp hay đối tượng tâmthức. Trong phần này hành giả quánniệm về: năm hiện tượng ngăn che hayngũ cái (Nivaranà): tham dục, sân hận,hôn trầm, trạo cử, nghi hối - Nămnhóm tụ hợp hay ngũ uẩn (Khanda):sắc, thọ, tưởng, hành, thức - Sáu giácquan và sáu loại đối tượng hay lục cănvà lục trần (Ayatana): mắt, tai, mũi,lưỡi, thân, ý và hình sắc, âm thanh, mùihương, vị nếm, xúc chạm, tư tưởng Bảy yếu tố của sự ngộ đạo, Thất giácchi (Bojhangà): niệm, trạch pháp, tinhtấn, hỷ, khinh an, định, hành xả - Bốnsự thật cao quý, Tứ diệu đế (CatvariAriya Sacca): khổ đau, nguyên nhânđưa đến khổ đau, sự chấm dứt khổ đau,

31và con đường dẫn đến sự chấm dứt khổđau.Và cuối cùng trong Kinh nói rằngngười nào thực hành bốn phép quánniệm trên, người ấy có thể có khả năngđạt được quả vị chánh trí ngay ở đây vàtrong kiếp này, hoặc nếu còn dư báo thìcũng đạt được quả vị không còn trở lại.Ðặc biệt trong Kinh này, được lập đilập lại câu: "Vị ấy (hành giả) sống tựdo và không bám víu vào một thứ gìtrong thế gian". "Tự do" ở đây cónghĩa là thoát ra khỏi ái dục (tanhà) vàtà kiến (ditthi), cùng tất cả sự ràngbuộc của danh sắc, một bản ngã thườngcòn hay một cái "Ta" vĩnh cửu.

32Cũng cần nhấn mạnh là Pháp Tứ NiệmXứ phải được thực hành một cáchkhách quan, có nghĩa là hành giả chỉquán sát suông mà không nên dính mắcvào đề mục, không thấy mình liên hệvới đề mục. Khi ấy hành giả mới có thểnhìn thấy thực tướng của sự vật, thấysự vật đúng như chúng là(yathàbhutan), chớ không phải thấyphớt bên ngoài, thấy hình như sự vật lànhư vậy.Tứ Niệm Xứ phải được xem như làmột phương pháp hành thiền, chứkhông phải một lý thuyết suông. TrongPhật giáo Ðại Thừa, 37 phẩm Trợ đạothường không được khai thác triệt đểđúng với danh từ của nó, mà chỉ đượcxem như những lý thuyết cần để biết

33thôi. Trong các sách Phật Học căn bảnkhi nói đến Tứ Niệm Xứ thì thườngđịnh nghĩa và tóm tắt như sau1/.Quánthân2/.Quánthọ3/.Quántâm4/. Quán pháp vô ngã.bấttịnh.thịkhổ.vôthường.Qua sự tóm tắt trên, ta thấy Tứ NiệmXứ bị lý thuyết hóa một cách chủ quanvà cùng lúc tạo cho độc giả một thànhkiến sai lầm về Tứ Niệm Xứ. Như quývị đã xem qua ở phần trước là Tứ NiệmXứ phải được áp dụng một cách kháchquan.-- Về Niệm Thân (Kàyànupassanà) có6 đề mục quán niệm, trong đó có quánniệm về những bộ phận bên trong thân

34thể, và niệm về sự tan rã của một xácchết. Không thể vì hai đề mục này mànói là quán thân bất tịnh. Nếu muốn đềcao đề mục quan trọng của niệm thânthì phải lấy đề mục quán niệm về hơithở vô-ra, vì đề mục này đã được ÐứcPhật dạy riêng trong Kinh quán niệmhơi thở (Anàpànasati Sutta).Trong các sách Phật Học, khi nói Quánthân bất tịnh, cốt dạy cho độc giả quántưởng làm sao để thấy được sự bất tịnhcủa thân, nhằm mục đích nhàm chán,ghê tởm thân để không còn bám víuvào nó nữa, và do đó có thể trị

2 [8] Kết luận [9] Phụ Lục - Kinh Quán Niệm 1. Vài lời cùng bạn đọc Quyển sách nhỏ này được viết ra nhằm mục đích giới thiệu với quý độc giả

Related Documents:

Textbook of Algae , O. P. Sharma, Jan 1, 1986, Algae, 396 pages. Aimed to meet requirements of undergraduate students of botany. This book covers topics such as: evolution of sex and sexuality in algae; and, pigments in algae with their. An Introduction to Phycology , G. R. South, A. Whittick, Jul 8, 2009, Science, 352 pages. This text presents the subject using a systems approach and is .

At the Animal Nutrition Group (ANU), a student can conduct research for a thesis with a workload of 18, 21, 24, 27, 30, 33 (Minor thesis), 36 or 39 ECTS (Major thesis). The aim of this thesis research is to train the students’ academic skills by means of an in-depth, scientific study on a subject of interest. With completion of the thesis, you have demonstrated that you can conduct a .

EUROPEAN BANKING SYSTEM DECEMBER 2020. RISK SSESSMENT TE EREN NKIN SSTEM 3 Contents Abbreviations 8 Executive summary 10 Introduction 12 1. Macroeconomic environment and market sentiment 13 2. Asset side 22 2.1. Assets: volume and composition 22 2.2. Asset-quality trends 32 3. Liability side: funding and liquidity 44 3.1. Funding 44 3.2. Liquidity 52 4. Capital 57 5. Profitability 65 6 .

algebra, and differential equations to a rigorous real analysis course is a bigger step to-day than it was just a few years ago. To make this step today’s students need more help than their predecessors did, and must be coached and encouraged more. Therefore, while strivingthroughoutto maintain a high level of rigor, I have tried to writeas clearly and in- formallyas possible. In this .

These codes appear in Checkpoint feedback reports. Problem solving is not assessed separately and so does not have a reporting code. Introduction Welcome to the Cambridge Secondary 1 Mathematics curriculum framework. This framework provides a comprehensive set of progressive learning objectives for mathematics. The objectives detail what the learner should know or what they should be able to .

Triennial Central Bank Survey of foreign exchange and OTC derivatives markets in 2016, Bank for International Settlements (September 2016) 5,080 billion global physical commodity market – annual value of production, 2009-10 The EU Commission, Impact Assessment of Benchmark Regulation 2013 . Commodities annual value of production, 2009-10: Oil 47% Coal 17% Agriculture 16% Natural gas 11% .

The Stovax Classic Fireplace range is accompanied by a wide and diverse selection of elegant styling options. Encompassing styles from as far back as the Hanoverian reigns, with traditional materials including cast iron, various woods and different stones, each mantel, front or tile-set is made with the same obsessive care and attention to detail we invest in our classic fireplace .

SMOKED BBQ MEATBALLS . Yields 40 Meatballs / Serves 10. Ingredients 1 (13 oz.) can evaporated milk 3 lbs. ground beef 2 cup oats 2 eggs, slightly beaten