ĐẠI TẠNG KINH VIỆT NAM KINH TĂNG NHẤT A HÀM

2y ago
105 Views
4 Downloads
3.44 MB
1.0K Pages
Last View : 18d ago
Last Download : 2m ago
Upload by : Alexia Money
Transcription

ĐẠI TẠNG KINH VIỆT NAMKINH TĂNG NHẤT A HÀMViệt Dịch: Hòa thượng Thích Thanh TừHiệu đính: Hòa thượng Thích Thiện SiêuViện Nghiên cứu Phật học Việt Nam - PL 2541 - TL yển sang ebook 15-03-2012Người thực hiện : Nam Thiên – namthien@gmail.comLink Audio Tại Website http://www.phapthihoi.orgMục LụcDANH XƯNG BỐN BỘ A-HÀMTÔN CHỈ Ý THÚ CỦA BỐN A-HÀM

Bài Tựa Kinh Tăng Nhất A-hàmTập II. Phẩm tựaII. Phẩm Thập NiệmIII. Phẩm Quảng diễnIV. Phẩm Ðệ tửV. Phẩm Tỳ-kheo-niVI. Phẩm Thanh tín sĩ (Ưu-bà-tắc)VII. Phẩm Thanh tín nữ (Ưu-bà-di)VIII. Phẩm AtulaIX. Phẩm Một đứa conX. Phẩm Hộ tâmXI. Phẩm Bất đãiXII. Phẩm Nhập đạoXIII. Phẩm Lợi dưỡngXIV. Phẩm Ngũ giớiXV. Phẩm Hữu vôXVI. Phẩm Hỏa diệtXVII.1. Phẩm An-ban (1)XVII.2 Phẩm An-ban (2)XVIII. Phẩm Tàm quýXIX. Phẩm Khuyến thỉnhXX. Phẩm Thiện Tri ThứcXXI. Phẩm Tam Bảo

XXII. Phẩm Cúng dườngXXIII. Phẩm Ðịa chủXXIV.1. Phẩm Cao Tràng (1)XXIV.2. Phẩm Cao Tràng (2)XXIV.3. Phẩm Cao Tràng (3)Tập IIXXVII. Phẩm Đẳng thú Tứ đếXXVIII. Phẩm Thanh vănXXIX. Phẩm Khổ lạcXXX. Phẩm Tu ÐàXXXI. Phẩm Tăng thượngXXXII. Phẩm Thiện tụXXXIII. Phẩm Ngũ vươngXXXIV. Phẩm Đẳng kiếnXXXV. Phẩm Tà tưXXXVI. Phẩm Thính pháp (Dhammasavana)XXXVII.1. Phẩm Lục trọng (1)XXXVII.2. Phẩm Lục trọng (2)XXXVIII.1. Phẩm Lực (1)XXXVIII.2. Phẩm Lực (2)XXXIX. Phẩm Đẳng phápTập IIIXXXX.1. Phẩm Thất nhật (1)

XXXX.2. Phẩm Thất nhật (2)XXXXI. Phẩm Mạc úyXXXXII.1. Phẩm Bát nạn (1)XXXXII.2. Phẩm Bát nạn (2)XXXXIII.1. Phẩm Thiên tử Mã huyết hỏi Bát chánh (1)XXXXIII.2 Phẩm Thiên tử Mã huyết (2)XXXIV. Phẩm Chín nơi cư trú của chúng sanhXXXXV. Phẩm Mã vươngXXXXVI. Phẩm Kết cấmXXXXVII. Phẩm Thiện ácXXXXVIII.1 Phẩm Thập Bất Thiện (1)XXXXVIII.2. Phẩm Thập bất thiện (2)XXXXIX.1. Phẩm Chăn trâu (1)XXXXIX.2. Phẩm Chăn trâu (2)L. Phẩm Lễ Tam bảoLI. Phẩm Phi thườngLII. Phẩm Đại Ái Đạo nhập Niết Bàn---o0o--DANH XƯNG BỐN BỘ A-HÀM(ÀGAMA – A-cấp-ma)Luận Du-già-sư-địa, cuốn 85 (Đại tạng số 30. 772), nói:

"Sự khế kinh (hình thức khế kinh) là bốn A-cấp-ma (Agama). Một là Tạp Acấp-ma, hai là Trung A-cấp-ma, ba là Trường A-cấp-ma, bốn là Tăng NhấtA-cấp-ma.Tạp A-cấp-ma là, ở trong đó Đức Thế Tôn xem xét căn cơ của người đượcgiáo hóa để tuyên thuyết giáo pháp tương ứng được Như Lai và các đệ tửnói. Giáo pháp Uẩn, Giới, Xứ tương ưng; giáo pháp Duyên khởi, Tứ thực,Tứ đế tương ưng, giáo pháp Tứ niệm trụ, Tứ chánh cần, Tứ thần túc, Ngũcăn, Ngũ lực, Thất giác chi, Bát Chánh Đạo, Nhập xuất tức niệm, Học tịnhchứng tương ưng, v.v Lại y theo tám chúng, nói các giáo pháp tương ứng với chúng. Về sau ngườikết tập vì muốn Thánh giáo tồn tại lâu dài, nên một phần kết tập thành cácbài kệ tụng, rồi tùy chỗ thích ứng mà thứ lớp an bố.Nên biết, tất cả giáo pháp tương ứng như thế, khái lược do ba phương diệntương ứng nhau, đó là người năng thuyết, pháp sở thuyết và người ngheđược Phật và đệ tử vì họ thuyết dạy (sở vị thuyết). Như hoặc Như Lai, hoặcđệ tử Như Lai là người năng thuyết. Như những phần giáo được Phật thuyếthoặc đệ tử thuyết, hoặc sở liễu tri, hoặc năng liễu tri, đó là sở thuyết, nhưgiáo pháp Năm uẩn, Sáu xứ, Nhơn duyên tương ưng, và Đạo phẩm phần.Như các chúng Tỷ-kheo, Thiên, Ma, v.v , đó là sở vị thuyết; như phẩm kếttập. Như vậy, nêu lên tất cả thô lược năng thuyết, sở thuyết, sở vị thuyết,thành Tương ưng giáo.Chính tất cả Tương ưng giáo kia, về hình thức tập họp lại dài ngắn lẫn lộnphức tạp, thế nên gọi là Tạp A-cấp-ma. Chính Tương ưng giáo kia lại đượcnói ở dạng trung bình, thế nên gọi là Trung A-cấp-ma. Chính Tương ưnggiáo kia được nói ở dạng rộng dài, thế nên gọi là Trường A-cấp-ma. ChínhTương ưng giáo kia, lại được nói ở dạng cứ tăng dần từng số một lên đếnhai, ba, v.v Thế nên gọi là Tăng Nhất A-cấp-ma.Như vậy, bốn thứ ấy được thầy trò lần lượt truyền lại đến nay, thế nên gọi làA-cấp-ma".Cứ theo đoạn văn dẫn trên, ta thấy rõ danh xưng Tạp, Trung, Trường, TăngNhất A-cấp-ma là xưng theo hình thức kinh được nói dài hay ngắn chứkhông phải xưng theo nội dung nghĩa lý của kinh. Như Tạp A-hàm, thì ngoạitrừ kinh số 604 nói về A-dục dài đến 10 trang trong Đại tạng, còn lại hầu hếtlà kinh ngắn, nhiều kinh chỉ có một, hai dòng, thậm chí vài câu. Vì kinh dàingắn xen lẫn nhau như vậy trong một bộ nên gọi là Tạp. Trung A-cấp-ma thì

kinh dài hơn các kinh ở Tạp A-cấp-ma, song không dài hơn ở Trường Acấp-ma. Kinh dài nhất ở Trung A-cấp-ma là kinh số 71 dài 7 trang và kinhsố 72 dài 6 trang trong Đại tạng, song cũng không bằng Trường A-cấp-ma,có kinh như kinh Đại Bổn dài 10 trang, kinh Du Hành dài 20 trang, kinh Thếký dài 22 trang trong Đại tạng.Như vậy, hoặc có thể nói cách khác là Tạp Thuyết A-cấp-ma hay ĐoảnThuyết A-cấp-ma, Trung thuyết A-cấp-ma, Trường Thuyết A-cấp-ma, TăngNhất Thuyết A-cấp-ma.Theo đó, Bốn A-hàm lấy Tạp A-hàm kinh thuộc Tương ưng giáo làm gốc.Tạp A-hàm là “Nhất thiết sự tương ưng giáo”, vì vậy bốn A-hàm cũng đượcgọi chung là “Sự khế kinh”.Nhưng Sự là gì?Luận Du-già (của Bồ-Tát Di-Lặc tạo), cuốn ba, nói: “Lời dạy của chư Phậtgồm trong chín sự, đó là:Hữu tình sựThọ dụng sựSanh khởi sựAn trú sựNhiễm tịnh sựSai biệt sựThuyết giả sựSở thuyết sựChúng hội sự.Hữu tình sự là chỉ cho ngũ thủ uẩn; Thọ dụng sự là chỉ cho mười hai xứ;Sanh khởi sự là chỉ cho mười hai duyên khởi và duyên sanh; An trú sự là chỉcho bốn thực (bốn cách ăn); Nhiễm tịnh sự là chỉ cho bốn Thánh đế; Sai biệtsự là chỉ cho vô lượng giới; Thuyết giả sự là chỉ cho Phật và đệ tử Ngài; Sởthuyết sự là chỉ cho bốn niệm trụ v.v và Bồ-đề phận pháp; Chúng hội sự làchỉ cho tám chúng đệ tử Phật.Đó là toàn bộ nội dung của kinh Tạp A-hàm hay là “Sự tương ưng giáo”.Nhiếp sự phần trong Du-già luận, cuốn 58, gom chín sự này trong ba loạilớn:

Năng thuyết – chỉ Phật và đệ tử Phật.Sở thuyết – chỉ uẩn, giới, xứ, duyên khởi, thực đế, niệm trụ, chứng tịnh Sở vị thuyết – chỉ tám chúng đệ tử Phật.Chín sự hay ba loại lớn, đó là nội dung của kinh Tạp A-hàm, và cũng có thểgọi đó là “Tu-đa-la” – “Sự khế kinh”.---o0o--TÔN CHỈ Ý THÚ CỦA BỐN A-HÀMTheo luận “Tát-bà-đa Tỳ-ni-tỳ-bà-sa”, cuốn 1, của phái Thuyết nhất thiếthữu, ghi: “Đức Phật vì chư Thiên và Người đời theo thời cơ nói pháp, kếttập lại làm Tăng Nhất A-hàm, đó là kinh cho người khuyến hóa học tập.Phật vì chúng sanh lợi căn, nói các nghĩa thâm diệu, gọi là Trung A-hàm; đólà kinh cho người học vấn học tập. Phật nói các pháp Thiền định, gọi là TạpA-hàm; đó là kinh cho người tọa Thiền học tập. Phật phá các ngoại đạo, làTrường A-hàm”.Ngài Phật Âm (Buddhaghosa) có sách chú thích bốn bộ A-hàm. Theo tênsách chú thích, đã biểu hiện rõ đặc sắc của bốn bộ A-hàm như sau:Sách chú thích Trường Bộ, tên “Sumàn Galaviàsini” (Tốt lành thích ý).Sách chú thích Trung Bộ, tên “Papànca Sùdani” (Phá xích do dự).Sách chú thích Tương Ưng Bộ, tên “Sàratthapakàsini” (Hiển bày chơnnghĩa).Sách chú thích Tăng Chi Bộ, tên “Manoratha Pùrani” (Mãn túc hy cầu).Ngài Long Thọ (Nàgàrjuna) trong luận Đại Trí Độ, cuốn 1, có nêu cáchthuyết giáo theo bốn tất-đàn: “1) Thế giới tất-đàn; 2) Các vị nhân tất-đàn; 3)Đối trị tất-đàn; 4) Đệ nhất nghĩa tất-đàn. Trong bốn tất-đàn tổng nhiếp mườihai bộ kinh, 84.000 pháp tạng, đều là thật, không chống trái nhau”.Tất-đàn, tiếng Phạn là “Siddhànta”, dịch nghĩa là thành tựu, tông, lý. Bốntất-đàn là bốn tôn chỉ, bốn đạo lý.Bốn tất-đàn có thể tổng nhiếp hết mười hai bộ kinh, 84.000 pháp tạng là thếnào?Bốn tất-đàn chỉ là dựa theo bốn tôn chỉ của bốn bộ A-hàm mà nói. Bốn tấtđàn tương đương với bốn tên sách chú thích bốn bộ của ngài Phật Âm.

- Sách chú thích Trường Bộ với tên là Tốt lành thích ý – đó là Thế giới tấtđàn (thuyết pháp phổ thông thích hợp với quảng đại quần chúng). Như trongTrường A-hàm có các kinh Xa-ni-sa, Đại Điển Tôn, Đại Hội, Phạm ThiênSở Vấn, A-tra-năng-để v.v gồm những lời Phật dạy thích ứng với tínngưỡng thiên thần phổ thông của Ấn Độ. Trên mặt tư tưởng, Trường A-hàmchủ yếu phá xích những tín ngưỡng, tà kiến của dân chúng.- Sách chú thích Trung bộ với tên Phá xích do dự - đó là đối trị tất-đàn(thuyết pháp đối trị riêng từng căn bịnh của chúng sanh). Trong Trung Ahàm phân biệt quyết trạch để đoạn nghi tình, trừ sạch hai mươi mốt thứ kiếtsử Đó chính là ý nghĩa của sự đối trị.- Sách chú thích Tương Ưng Bộ với tên Hiển bày chơn nghĩa – đó là Đệ nhấtnghĩa tất-đàn (thuyết pháp về các nghĩa siêu việt rốt ráo).- Sách chú thích Tăng Chi Bộ với tên Mãn túc hy cầu – đó là các các vị nhântất-đàn (thuyết pháp tán dương điều thiện, khuyến khích thực hành việc tốt,thích ứng với các căn tánh bất đồng, làm mãn túc mong cầu).Trong sách Ma ha Chỉ Quán, cuốn 1, của Ngài Thiên Thai Trí Giả, giải thíchbốn tất-đàn bằng bốn từ ngữ là tùy lạc (vui thích), tùy nghi (thích nghi), tùytrị (đối trị), tùy nghĩa (thắng nghĩa).Tôn chỉ của Phật pháp, cách giáo hóa của Phật pháp không ngoài bốn thứnày. Mỗi một bộ A-hàm đều có đủ bốn tôn chỉ đó, song phân biệt kỹ thì mỗibộ có mỗi đặc sắc riêng như trên đã nói.Hòa Thượng Thích Thiện SiêuKinh Tạp A-hàm, 1995-ooOooBài Tựa Kinh Tăng Nhất A-hàmÝ nghĩa của bốn bộ A-hàm đồng với Trung A-hàm ở phần đầu là nói rõ tônchỉ, nên không lập lời tựa.Tăng Nhất A-hàm là so sánh sự mạch lạc của pháp rồi dùng số mà xếp thứtự. Số tận cùng là mười, thêm vào một, nên gọi là Tăng Nhất. Mỗi pháp sốtăng dần, nên lấy tăng làm nghĩa. Pháp ấy phần lớn ghi chép về cấm luật đểlàm mẫu mực nghiêm nhặt và là điều kiện kiểm định độ đời. Ngoại quốc từngười ở núi đến người ở biển phần nhiều thường tụng ngâm bốn bộ A-hàm

này. Có vị Sa-môn nước ngoài tên Đàm-ma-nan-đề, người nước Đâu-khưlặc, xuất gia từ bé, học rộng nghe nhiều, tụng hai bộ A-hàm, ôn điều cũ đểngày càng mới, đi khắp các nước, không nơi nào không qua. Đời Tần, niênhiệu Kiến Nguyên thứ hai mươi, ngài đến Trường An, người nước ngoài đềuhâm mộ. Quan Thái Thú Vũ Oai là Triệu Văn Nghiệp yêu cầu ngài đọc ra;ngài Phật Niệm dịch truyền; ngài Đàm Trung sửa chữa. Mùa hạ năm Giápthân bắt đầu, đến mùa xuân năm sau thì xong, được bốn mươi mốt quyển,phân làm hai bộ thượng, hạ. Bộ thượng gồm hai mươi sáu quyển trọn vẹnkhông bị quên sót, bộ hạ mười lăm quyển, mất phần ghi kệ. Tôi cùng vớiPháp Hòa khảo chính lại; Tăng Lược, Tăng Mậu phụ giúp xem xét nhữngchỗ thiếu sót, bốn mươi ngày thì xong. Năm này có trận đánh ở A Thành,tiếng trống gần kề mà chúng tôi vẫn chuyên tâm trong việc này. Trọn đủ haibộ A-hàm là một trăm quyển.Hai ngài Tỳ-bà-sa và Tu-mật-tăng-già-la-đát truyền sang đây (Trung Hoa)năm bộ kinh lớn. Từ khi Pháp truyền sang phương Đông, hai ngài là ngườiđọc kinh để dịch ưu việt hơn hết. Bốn bộ A-hàm do bốn mươi vị cao đứcbiên tập, mười vị tuyển chọn một bộ: bắt đầu từ đề mục và chấm dứt bằngbài kệ. Sợ giáo pháp lưu truyền ở đời lâu ngày bị thất lạc, thiếu sót, nên cõinày trước đây ghi lại các kinh đành rành; trong số ấy nay có hai Bộ A-hàm,mỗi mỗi viết lại một quyển mới, giữ trọn số mục cũ của kinh, ghi chú về sựthêm thắt, mất mát của kinh, khiến cho người đọc tìm thấy được sự sai khác.Hai bộ thượng hạ gồm có 472 kinh; phàm các vị học sĩ tuyển chọn hai bộ Ahàm này, trong đó thường có những lời dạy về luật, người nước ngoài khôngrõ, xem Sa-di và cư sĩ cùng như nhau. Từ này về sau, mong rằng cùng giữgìn điều này như luật định! Đây chính là việc cấp thiết của nước ta. Nhữnglời dạy căn dặn đinh ninh của Đức Thế Tôn, xin chớ nghe một cách sơ suất!Học rộng mà không biết gìn giữ cấm giới là một tỳ vết trong sự thông suốtcủa giới học sĩ. Khương Hạnh Tường dịch kinh Trung Bản Khởi, dịch luônphẩm Đại Ái Đạo trong đó mà không biết đó là kinh cấm, là phép của Tỳkheo-ni, rất cần phải cắt bỏ đi. Đây là một sự thô lậu lớn, đáng đau xót vậy.Hai bộ kinh này, bậc đạo sĩ hữu lực mới có thể xem, cần phải để tâm. Cònnhư người khinh thường không để ý, mong các vị đồng chí với tôi kêu gọisửa đổi điều này!Đời TấnSa-môn Thích Đạo An viếtHòa Thượng Thích Thanh Từ dịch Việt, 1997

---o0o--Tập II. Phẩm tựaTự quy đấng Năng Nhân thứ bảy,Diễn nói pháp Hiền Thánh Vô ThượngỞ mãi trong sông dài sanh tử,Thế Tôn nay vì độ chúng sanh,Tôn trưởng Ca-diếp và Chúng tăng,Hiền triết A-nan nghe vô lượng,Thiện Thệ nhập diệt lưu xá lợi,Từ nước Câu-di đến Ma-kiệt,Ca-diếp suy từ hành tứ đẳng,Chúng sanh này đọa lạc năm đường,Chánh Giác giảng đạo nay qua đời,Nhớ Ngài khéo dạy, lòng thương khóc.Ca-diếp suy nghĩ gốc Chánh pháp,Làm sao lưu bố lâu ở đời,Thế Tôn nói bao nhiêu lời dạy,Tổng trì gìn giữ, chẳng lọt mất.Ai có sức này gom các pháp,Nơi nơi chỗ chỗ gốc nhân duyên?Nay trong chúng này, bậc Trí tuệ,A-nan hiền thiện nghe vô lượng,Liền đánh kiền chùy nhóm bốn bộ,Tỳ-kheo tám vạn bốn ngàn chúng,Ðều đắc La-hán, tâm giải thoát,Ðã thoát trói buộc, làm ruộng phước.Ca-diếp thương xót cho người đời,Càng nhớ đền ơn Phật quá khứ,Thế Tôn truyền pháp cho A-nan,Mong quảng bá pháp mãi ở đời,Làm sao lần lượt không mất mối,Ba A-tăng-kỳ nhóm pháp báu,Khiến sau bốn bộ được nghe pháp,Ðã nghe liền được lìa các khổ.A-nan từ chối: 'Tôi chẳng kham,

Chư pháp sâu xa bao nhiêu loại,Há dám phân biệt Pháp Như Lai,Phật pháp công đức trí vô lượng.Nay ngài Ca-diếp kham nhận nổi,Thế Hùng đem pháp trao kỳ cựu,Ðại Ca-diếp nay vì mọi người,Như Lai tại thế mời nửa tòa.'Ca-diếp đáp rằng: 'Tuy có thể,Tuổi già suy yếu, quên mất nhiều,Nay Ông tổng trì nghiệp trí tuệ,Khiến được gốc pháp hằng ở đời,Nay ta có ba mắt thanh tịnh,Cũng lại hay biết tha tâm trí,Tất cả chúng sanh bao nhiêu loại,Không ai hơn được A-nan'.Phạm Thiên giáng xuống cùng Ðế ThíchTứ thiên hộ thế và chư ThiênDi-lặc Ðâu-suất tìm đến họp,Bồ-tát mấy ức không thể kể.Di-lặc, Phạm, Thích và Tứ VươngÐều cùng chắp tay mà bày tỏ:'Tất cả các pháp Phật đã ấn:'A-nan là pháp khí của Ta',Nếu Ngài chẳng muốn Pháp còn mãi,Tức làm tổn hoại pháp Như Lai,Nguyện giữ bổn yếu vì chúng sanh,Cứu được nguy ách, độ các nạn.Ðức Phật ra đời thọ quá ngắn,Nhục thể tuy chất, pháp thân còn,Nếu khiến gốc Pháp không đoạn tuyệt,A-nan chớ từ chối thuyết pháp'.Ca-diếp tối tôn và Thánh chúng,Di-lặc, Phạm, Thích và Tứ Vương,Tha thiết thỉnh cầu A-nan nóiKhiến giáo pháp Phật chẳng diệt tận.A-nan nhân hòa đủ tứ đẳng,Ý chuyển sư tử hống nhiệm mầu,Nhìn khắp bốn bộ, ngắm hư không,Thương khóc lệ trào không dừng được.Liền vận quang minh và vẻ mặt,

Chiếu khắp chúng sanh như mặt trời,Di-lặc thấy (ánh) sáng cùng Thích, Phạm,Thu xả đợi nghe Pháp vô thượng,Bốn bộ lặng lẽ chuyên một lòng,Muốn được nghe Pháp, ý chẳng loạn,Tôn trưởng Ca-diếp và Thánh chúng,Nhìn thẳng thấy mặt, mắt không chớp.Rồi A-nan thuyết kinh vô lượng.Ai hay đầy đủ góp một nhóm:'Nay tôi sẽ chia làm ba phần,Tạo lập mười kinh làm một kệ.Khế kinh phần một, Luật phần hai,Kinh A-tỳ-đàm là phần ba.Ba Phật quá khứ đều chia ba,Khế kinh, Luật, Pháp là ba tạng,Khế kinh nay sẽ phân bốn đoạn,Kế là Tăng Nhất, hai là Trung,Ba gọi là Trường, nhiều anh lạc,Tạp kinh sau cùng là bốn phần'.Tôn giả A-nan nghĩ thế này:'Pháp thân Như Lai chẳng hư hoại,Còn mãi ở đời, không dứt mất,Trời, Người được nghe thành đạo quả.Hoặc có một pháp nghĩa cùng sâuKhó giữ, khó tụng chẳng thể nhớ,Nay ta sẽ nhóm nghĩa một pháp,Mỗi mỗi theo nhau chẳng mất mối.Cũng có hai pháp lại thành hai,Ba pháp thành ba như xâu chuỗi,Bốn pháp thành bốn, năm cũng thế,Năm pháp đến sáu, sáu đến bảy,Tám pháp nghĩa rộng, chín tiếp theo,Mười pháp từ mười đến mười một.Như thế pháp bảo trọn chẳng quên,Cũng hằng ở đời, tồn tại mãi,Ở trong đại chúng nhóm pháp này'.Tức thời A-nan lên pháp tòa,Di-lặc khen 'Lành, hay thay!', nói:'Các pháp nghĩa hợp nên phối lại,Còn các pháp nên phân bộ.

Thế Tôn nói Pháp mỗi mỗi khác,Bồ-tát phát ý hướng đại thừa,Như Lai thuyết đây các thứ khác,Nhân Tôn thuyết lục độ không cùng,Bố thí, trì giới, nhẫn, tinh tấn,Thiền, trí tuệ như trăng đầu tháng,Chóng độ vô cực quán các pháp.Có người dũng mãnh cho đầu mắt,Thân thể, máu thịt, không luyến tiếc,Vợ, hầu, nước, của và trai, gái,Ðây gọi đàn độ chẳng nên bỏ.Giới độ vô cực như kim cương,Không hủy, không phạm, không sót mất,Trì tâm giữ giới như bình gốm,Ðây gọi giới độ không nên bỏ.Hoặc có người đến cắt tay chân,Chẳng khởi giận dữ, sức nhẫn mạnh,Như biển bao dung không tăng giảm,Ðây gọi nhẫn độ không nên bỏ,Những người tạp tác hành thiện ác,Thân, miệng, ý đều không biết chán,Ngăn người các hạnh không đến đạo,Ðây gọi tần độ không nên bỏ.Các vị tọa thiền thở ra vào,Tâm ý vững chắc không loạn niệm,Dù cho đất động, thân chẳng nghiêng,Ðây gọi thiền độ không nên bỏ.Lấy sức trí huệ biết trần số,Kiếp số triệu năm không thể kể,Thanh thản nghiệp tụ ý chẳng loạn,Ðây gọi trí độ chẳng nên bỏ.Chư pháp thậm thâm luận lý không,Khó sáng, khó rõ, không thể quán,Về sau hậu tấn ôm hoài nghi,Ðây đức Bồ-tát không nên bỏ'.A-nan tự trình bày ý này:'Hạnh Bồ-tát, kẻ ngu không tin,Trừ các La-hán tin giải thoát,Ðó là có tin không do dự.Chúng của bốn bộ phát ý đạo,

Cùng với tất cả loài chúng sanh,Họ có tin chắc không hồ nghi,Họp các pháp này làm phần một'.Di-lặc khen: 'Lành, hay thay!' nói:'Phát thú đại thừa ý rất rộng,Hoặc có các pháp đoạn kiết sử,Hoặc có các pháp thành đạo quả'.A-nan thuyết rằng: Ðây thế nào,Tôi thấy Như Lai giảng pháp này.Có pháp chẳng nghe từ Như Lai,Pháp này há sai, nên có nghi.Dù tôi nói thấy, nghĩa này sai,Với chúng tương lai liền bị hỏng,Nay nói chư kinh nghe như thế,Chỗ Phật đang ở, thành, quốc độ,Nước Ba-la-nai thuyết pháp đầu,Nước Ma-kiệt độ ba Ca-diếp,Thích-sí, Câu-tát, Ca-thi-quốc,Chiêm-bà, Câu-lưu, Tỳ-xá-ly,Thiên Cung, Long Cung, A-tu-la,Càn-thát-bà cùng thành Câu-thi,Cho dù không được chỗ thuyết kinh,Sẽ nói nguyên gốc tại Xá-vệ.Tôi được theo nghe việc một thời,Phật tại Xá-vệ cùng đệ tử,Tinh xá Kỳ-hoàn tu thiện nghiệp,Trưởng giả Cô Ðộc dâng cúng vườn.Lúc Phật tại đó dạy Tỳ-kheo,Nên tu một pháp chuyên nhất tâm,Suy nghĩ một pháp không phóng dật,Một pháp là gì? Là niệm Phật,Niệm Pháp, niệm Tăng và niệm Giới,Niệm Thí, rồi tiếp đến niệm Thiên,Niệm Thơ An-ban và niệm Thân,Niệm Chết, trừ loạn là mười niệm,Ðây gọi là mười niệm lại có mười.Sau đó sẽ nói đệ tử Phật,Trước dạy Câu-lân thành đệ tử,Cuối cùng nhỏ nhất là Tu-đạtDùng phương tiện này rõ một pháp.

Hai theo hai pháp, ba theo ba,Bốn, năm, sáu, bảy, tám, chín, mười,Mười một pháp này đều rõ hết,Từ một tăng một đến các pháp,Nghĩa nhiều, huệ rộng chẳng thể tận,Mỗi một khế kinh nghĩa cùng sâu,Thế nên gọi là Tăng Nhất Hàm.Nay tìm một pháp khó rõ sáng,Khó trì, khó hiểu, chẳng thể minh,Tỳ-kheo tự xưng công đức nghiệp,Nay nên xưng là Tôn đệ nhứt.Ví như thợ gốm làm đồ vật,Tùy ý mà làm không hồ nghi,Như thế a-hàm Tăng Nhất pháp,Ba thừa giáo hóa không sai biệt,Kinh Phật vi diệu rất thâm sâu,Năng trừ kiết sử như sông chảy,Nhưng Tăng Nhất này là trên hết,Hay sạch ba nhãn, trừ ba cấu.Có ai chuyên tâm trì Tăng Nhất,Liền là tổng trì Như Lai tạng,Dù thân này chưa hết kiết sử,Ðời sau liền được tài trí cao.Nếu có người viết chép kinh quyển,Lọng hoa, tơ lụa đem cúng dường,Phước này vô lượng không thể kểVì pháp báu này khó gặp vậy'Thuyết lời này rồi đất chấn động,Mưa trời hoa hương phủ đến gối,Chư Thiên trên không khen 'Lành thay!'.Lời Thượng Tôn thuyết trọn thuận nghĩa,Khế kinh tạng một, Luật tạng hai,Kinh A-tỳ-đàm là tạng thứ ba,Phương Ðẳng đại thừa nghĩa thâm thúy,Cùng các khế kinh là tạp tạng,An xử lời Phật trọn chẳng khác,Nhân duyên gốc ngọn đều tùy thuận,Di-lặc, chư Thiên đều khen lành,Kinh Phật Thích-ca còn được lâu.Di-lặc đứng lên tay cầm hoa,

Hoan hỉ đem rải lên A-nan,Kinh nầy đúng thật Như Lai thuyết,Khiến A-nan tầm đạo quả thành.Bấy giờ Tôn giả A-nan cùng Phạm thiên và các Phạm Ca-di thiên đều đến tụhội. Hóa tự tại thiên cùng quyến thuộc đều đến tụ hội. Tha hóa tự tại thiêncùng tùy tùng đến tụ hội. Ðầu-suất thiên vương cùng chúng thiên đều đến tụhội. Diệm thiên cùng các tùy tùng đều đến tụ hội. Thích-đề-hoàn-nhân cùngchư thiên cõi Ba mươi ba đồng đến tụ hội. Ðề-đầu-lại-tra Thiên vương cùngCàn-thát-bà v.v. cùng đến tụ hội. Tỳ-lưu-lặc-xoa Thiên vương cùng đếnYểm Quỷ đều đến tụ hội. Tỳ-lưu-bạt-xoa Thiên vương đem các chúng Rồngcùng đến tụ hội. Tỳ-sa-môn Thiên vương dẫn chúng Dạ-xoa, La-sát cùngđến tụ hội.Lúc bấy giờ Ðại sĩ Di-lặc bảo các Bồ-tát trong Hiền kiếp:- Các Ðại sĩ hãy khuyên các thiện nam và tín nữ đọc tụng, thọ trì Tăng NhấtTôn Pháp, giảng nói rộng rãi khiến Trời Người vâng làm.Lúc ngài nói lời này thì chư Thiên, loài Người, Càn-thát-bà, A-tu-la, Ca-lâula, Ma-hầu-la-già, Khẩn-na-la v.v. đều tự nói:- Chúng tôi đều cùng nhau ủng hộ thiện nam, tín nữ nào đọc tụng, thọ trì

hoặc đệ tử thuyết, hoặc sở liễu tri, hoặc năng liễu tri, đó là sở thuyết, như giáo pháp Năm uẩn, Sáu xứ, Nhơn duyên tương ưng, và Đạo phẩm phần. Như các chúng Tỷ-kheo, Thiên, Ma, v.v , đó là sở vị thuyết; như phẩm kết tập. Như vậy, nêu lên tất cả thô lược năng thuyết, sở thuyết, sở vị thuyết .

Related Documents:

Mettâ Sutta là "Kinh về Lòng Nhân Ái", và dù sao thì cách dịch này cũng có phần sát nghĩa hơn so với tên gọi quen thuộc trước đây là "Kinh Từ Bi". Đôi khi kinh Mettâ Sutta lại còn được gọi là kinh Karaniya Mettâ Sutta, tức có nghĩa là kinh "Hãy thực thi lòng

3 Tìm hiểu kinh Mettâ-Sutta - bài Kinh về Lòng Nhân Ái - Hoang Phong * www.phatgiaodaichung.com 9- Không phạm vào một sai lầm nhỏ nhoi nào, 10- Khiến các vị hiền nhân có thể chê trách. 11- Ước nguyện tất cả chúng sinh được hạnh phúc và an lành, 12- Và trong thâm tâm họ, niềm hân hoan luôn hiển hiện.

sân si, cº chÌ hành Ƕng ÇŠu phäi hÒi quang phän chi‰u, tu hành nhÜ th‰ m§i có ti‰n b¶. Chúng ta giäng Kinh Hoa Nghiêm, nghe Kinh Hoa Nghiêm, låy Kinh Hoa Nghiêm, tøng Kinh Hoa Nghiêm, nhÜng không y chi

Texts of Wow Rosh Hashana II 5780 - Congregation Shearith Israel, Atlanta Georgia Wow ׳ג ׳א:׳א תישארב (א) ׃ץרֶָֽאָּהָּ תאֵֵ֥וְּ םִימִַׁ֖שַָּה תאֵֵ֥ םיקִִ֑לֹאֱ ארָָּ֣ Îָּ תישִִׁ֖ארֵ Îְּ(ב) חַורְָּ֣ו ם

Lời tri ân LỜI TỰA CHO KINH AN BAN THỦ Ý TỰA AN BAN THỦ Ý KINH CHÚ GIẢI Chương I. NHẬN THỨC TỔNG QUÁT I. Xuất xứ II. Về mặt hình thức 1. Những cận vệ giúp An ban thủ ý hoàn thành nhiệm vụ 2. Phần vấn đáp về những cận vệ giúp An ban thủ ý III. Về mặt nội dung Chương II. GIỚI THIỆU, XÁC MINH VỀ TRUYỀN BẢN .

viii NI Ờ Đ NIẦ U N Trong Nghi thức cầu an, ấn bản 1998, có 11 Kinh được tuyển chọn theo thứ tự sau đây: (i) Kinh hạnh nguyện Bồ-tát Quán Thế Âm, (ii) Kinh giáo hóa người

Nam Phương và hai con : Phương Quỳnh , Phương Dung . Phần phước thanh cao này , chúng con xin kính thành hồi hướng đến Ân Sư : Cố Hòa Thượng GIỚI NGHIÊM và Ngài Dịch Sư Kinh Tạng : Cố Trưởng Lão Hòa Thượng MI

[1] Ramanathan, Ramu (2002). Nhập môn Kinh tế lượng với các ứng dụng. Nhà xuất bản Harcourt College. (Bản dịch của chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, Việt Nam.) 5.2. Tài liệu tham khảo [1] GS.TS. Nguyễn Quang Đông và các cộng sự (2012). Giáo trình Kinh tế lượng.