TI - Quangduc

3y ago
41 Views
2 Downloads
4.36 MB
369 Pages
Last View : 29d ago
Last Download : 3m ago
Upload by : Sasha Niles
Transcription

1

TIỂU SỬDANH TĂNG VIỆT NAM THẾ KỶ XXTẬP IIChủ biên: TT. Thích Đồng BổnMỤC LỤCÝ kiến về bộ tiểu sử danh tăng Việt NamLời nói đầuBan biên tậpI. GIAI ĐOẠN TIỀN CHẤN HƯNG (1900 – 1930)01. HT. Thích Liễu Ngọc (1826-1900)02. HT. Thích Tâm Truyền (1832-1911)03. HT. Thích Thiện Quảng (1862-1911)04. HT. Thích Huệ Pháp (1871-1927)05. HT. Thích Tâm Tịnh (1868-1928)06. HT. Tra Am-Viên Thành (1879-1928)II. GIAI ĐOẠN CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM (1931-1950)07. HT. Thích Phổ Huệ (1870-1931)08. HT. Thích Từ Văn (1877-1931)09. HT. Thích Phước Chữ (1858-1940)10. HT. Thích Bổn Viên (1873-1942)11. HT. Thích Đại Trí (1897-1944)12. HT. Thích Hoằng Khai (1883-1945)13. GS. Thích Trí Thuyên (1923-1947)14. HT. Thích Bửu Đăng (1904-1948)15. HT. Thích Phước Hậu (1862-1949)16. HT. Thích Từ Nhẫn (1899-1950)III. GIAI ĐOẠN THỐNG NHẤT PHẬT GIÁO ĐẦU TIÊN (1951-1956)17. HT. Thích Minh Nhẫn Tế (1889-1951)18. HT. Thích Chánh Quả (1880-1956)19. HT. Thích Liễu Thiền (1885-1956)IV. PHẬT GIÁO GIAI ĐOẠN ĐẤT NƯỚC BỊ CHIA ĐÔI (1957-1974)20. HT. Thích Diệu Pháp (1882-1959)21. HT. Thích Thiện Bản (1884-1962)22. TĐ. Thích Tiêu Diêu (1892-1963)23. TTĐ. Thích Quảng Hương (1926-1963)24. TTĐ. Thích Nguyên Hương (1940-1963)25. TTĐ. Thích Thanh Tuệ (1946-1963)2

26. TTĐ. Thích Thiện Mỹ (1940-1963)27. TTĐ. Thích Thiện Huệ (1948-1966)28. TTĐ. Thích Hạnh Đức (1948-1967)29. HT. Thạch Kôong (1879-1969)30. HT. Thiện Luật (1898-1969)31. HT. Thích Thiên Trường (1876-1970)32. HT. Thích Thiện Ngôn (1894-1970)33. TTĐ. Thích Thiện Lai (1896-1970)34. HT. Tăng Sanh (1897-1970)35. TTĐ. Thích Thiện Ân (1949-1970)36. HT. Thích Pháp Long (1901-1971)37. HT. Thích Thiện Hương (1903-1971)38. HT. Thích Chí Tịnh (1913-1972)39. HT. Thích Đạt Thanh (1853-1973)40. HT. Thích Thiện Thuận (1900-1973)41. HT. Thích Quảng Ân (1891-1974)V. PHẬT GIÁO GIAI ĐOẠN THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (1975-1980)42. HT. Thích Huệ Pháp (1887-1975)43. HT. Thích Tôn Thắng (1879-1976)44. HT. Thích Minh Trực (1895-1976)45. HT. Pháp Vĩnh (1891-1977)46. HT. Thích Giác Nguyên (1877-1980)47. HT. Thích Huệ Hòa (1915-1980)48. HT. Thích Thiên Ân (1925-1980)VI. GIAI ĐOẠN THỐNG NHẤT PHẬT GIÁO VIỆT NAM LẦN THỨ 2 (19812000)49. HT. Thích Tâm An (1892-1982)50. HT. Thích Tường Vân (1899-1983)51. HT. Thích Huyền Tấn (1911-1984)52. HT. Tăng Đuch (1909-1985)53. HT. Thích Huyền Tế (1905-1986)54. HT. Thích Đạt Hương (1900-1987)55. HT. Thích Hoằng Thông (1902-1988)56. HT. Thích Đức Tâm (1928-1988)57. HT. Thích Hoàng Minh (1916-1991)58. HT. Thích Viên Quang (1921-1991)59. HT. Thích Trừng San (1922-1991)60. HT. Danh Dinl (1908-1992)61. HT. Thích Chân Thường (1912-1993)62. HT. Pháp Minh (1918-1993)63. HT. Thiện Thắng (1923-1993)64. HT. Thích Huyền Đạt (1903-1994)3

65. HT. Thích Pháp Lan (1913-1994)66. HT. Thích Thanh Thuyền (1914-1994)67. HT. Thích Phước Ninh (1915-1994)68. HT. Thích Bửu Ngọc (1916-1994)69. HT. Thích Trí Tấn (1906-1995)70. HT. Oul Srey (1910-1995)71. HT. Thích Minh Tánh (1924-1995)72. HT. Thích Quảng Thạc (1925-1995)73. HT. Pháp Tri (1914-1996)74. HT. Thích Đạt Hảo (1916-1996)75. HT. Thích Bửu Ý (1917-1996)76. HT. Thích Diệu Quang (1917-1996)77. HT. Thích Kế Châu (1922-1996)78. TT. Thích Minh Phát (1956-1996)79. HT. Thích Hoàn Không (1900-1997)80. HT. Thích Tâm Minh (1910-1997)81. HT. Thích Từ Huệ (1910-1997)82. HT. Thích Thiện Hào (1911-1997)83. HT. Thích Giác Nhu (1912-1997)84. HT. Thích Tuệ Đăng (1927-1997)85. HT. Siêu Việt (1934-1997)86. HT. Thích Hưng Dụng (1915-1998)87. HT. Thích Thiện Châu (1931-1998)88. HT. Thích Huyền Quý (1897-1999)89. HT. Thích Trí Đức (1909-1999)90. HT. Thích Hoằng Tu (1913-1999)91. HT. Thích Trí Đức (1915-1999)92. HT. Thích Tâm Thông (1916-1999)93. HT. Thích Thiện Tín (1921-1999)94. HT. Thích Khế Hội (1921-1999)95. HT. Thích Định Quang (1924-1999)96. HT. Tăng Đức Bổn (1917-2000)97. HT. Thích Minh Thành (1937-2000)98. HT. Thích Duy Lực (1923-2000)99. HT. Thích Thuận Đức (1918-2000)100.HT. Thích Thanh Kiểm (1921-2000)PHỤ LỤC1. Cư sĩ Tuệ Nhuận – Văn Quang Thùy2. Cư sĩ Hồng Tai – Đoàn Trung Còn3. Cư sĩ Trúc Thiên – Trần Đức Tiếu4. Giáo sư Nguyễn Đăng Thục4

Ý KIẾN VỀ BỘ TIỂU SỬ DANH TĂNG VIỆT NAMPhật giáo Việt Nam cùng với vận mệnh đất nước đã trải qua bao hưng suy thăng trầmcủa lịch sử. Nếu như nước nhà thời nào cũng có anh hùng thì Phật giáo giai đoạn nàocũng có danh Tăng dựng đạo giúp nước. Đó là những tấm gương sáng giá góp phầntạo nên lịch sử, đặc biệt là trong giai đoạn cận và hiện đại với công cuộc chấn hưngvà phát triển Phật giáo song song với sự vươn lên của dân tộc.Công lao của các bậc cao Tăng tiền bối, các vị sứ giả Như Lai, những danh Tăng hộquốc kiên trì giữ đạo, tịnh tiến tu hành, đã được sưu tầm qua công trình biên soạn bộTiểu sử Danh Tăng Việt Nam thế kỷ XX này, dù chưa thể gọi là hoàn hảo và còn mộtsố tiểu sử danh Tăng còn thiếu cần sưu khảo thêm, tác phẩm này cũng đã cô đọngđược tất cả nét chủ yếu của từng cuộc đời riêng lẻ, từng sự nghiệp đặc thù ở mỗi hạnhnguyện cá biệt để đúc kết thành bối cảnh lịch sử cả một giai đoạn. Bộ sách đã phảnánh được bao nhân cách, chí hướng, tư tưởng có giá trị cho chúng ta học hỏi noigiương. Đó là sự đóng góp có ý nghĩa nhất của tác phẩm vào kho báu văn hóa – lịchsử của Phật giáo Việt Nam.Cư sĩ Võ Đình CườngTrưởng Ban Văn Hóa Trung Ương GHPGVN5

Lời Nói ĐầuThế kỷ XX vừa mới trôi qua, cũng là thời điểm hoàn tất quyển “Tiểu sử Danh TăngViệt Nam thế kỷ XX tập II”. Tuy nhiên ban biên tập vẫn chưa thể kết thúc công việcở giai đoạn này, còn lại rất nhiều danh Tăng mà chúng tôi chưa sưu tầm được, hoặccó tư liệu nhưng chưa đầy đủ.Ở quyển Tiểu sử Danh Tăng tập II này, chúng tôi vẫn trung thành với phương phápkhảo cứu và bố cục như tập đầu ra mắt cách đây bốn năm. Qua ý kiến đóng góp củachư tôn đức, các nhà nghiên cứu và độc giả khắp nơi, trong quyển II này chúng tôi cóthêm phần mục lục về sinh quán và trú quán của chư danh Tăng, để tiện việc tra cứutheo từng địa phương và để nơi sản sinh ra những danh Tăng làm tư liệu truyềnthống.Như đã nói trên, chúng tôi vẫn theo hệ thống bố cục công trình của quyển I, cho nêntập II giới thiệu các vị danh Tăng vẫn giữ 4 phần biên tập đã có. Ngoài ra chúng tôiđưa thêm chuyên mục thứ 5: “Danh Tăng Giai Thoại” để ghi lại những truyền thuyết,hành trạng thánh hóa của chư Tổ sư được lưu truyền trong các chùa và dân gian, màtheo phương pháp khoa học lịch sử, chúng tôi không thể đưa vào phần chính sử.Quyển Tiểu sử Danh Tăng tập II ghi lại thân thế và công đức thêm 100 vị danh Tăngtiêu biểu từ đầu thế kỷ XX cho đến năm 2000, năm bản lề trước thế kỷ XXI. Đặcđiểm của quyển này là việc biên khảo khá đầy đủ về chư vị Thánh tử đạo ở giai đoạnpháp nạn đấu tranh của Phật giáo trong thập niên 60 – 70, và thêm một số vị danhTăng có công hoằng dương đạo pháp ở hải ngoại. Ngoài ra phần phụ lục vẫn là các vịcư sĩ tiêu biểu có công góp phần hiển dương đạo pháp, để lại dấu ấn lịch sử của thếkỷ.Hy vọng rằng quyển “Tiểu sử Danh Tăng Việt Nam tập II” này sẽ ít nhiều giúp quíđộc giả hình dung được toàn cảnh mạch sống của Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX quanhững tấm gương tiêu biểu để chúng ta vững vàng tiếp bước đưa Phật giáo Việt Namđi vào thế kỷ XXI.Rất mong chư tôn túc giáo phẩm, các nhà nghiên cứu và độc giả xa gần bổ khuyết,chỉ giáo cho những điều chúng tôi chưa biết hoặc còn sai sót trong quá trình biênkhảo để chúng tôi tiếp thu điều chỉnh cho lần xuất bản tiếp theo. Đó là sự khích lệ quíbáu cho Ban biên tập tiếp tục công trình như đã dự thảo.Đầu Xuân Tân Tỵ năm 2001Chủ biênTHÍCH ĐỒNG BỔN6

CỐ VẤN CÔNG TRÌNH:HÒA THƯỢNG THÍCH THANH KIỂMHÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ QUẢNGTHƯỢNG TỌA THÍCH GIÁC TOÀNTHƯỢNG TỌA THÍCH THIỆN NHƠNCƯ SĨ VÕ ĐÌNH CƯỜNGCHỦ BIÊN:THÍCH ĐỒNG BỔNBAN BIÊN TẬP:Thích Bảo Nghiêm – Thích Đồng BổnNguyễn Đình Tư – Lê Tư ChỉMinh Thông – Minh NgọcDương Kinh ThànhCÔNG TRÌNHVỚI SỰ ĐÓNG GÓP & CỘNG TÁC CỦA:01. HÒA THƯỢNG THÍCH HIỂN TU (TP.HCM)02. HÒA THƯỢNG THÍCH ĐỔNG QUÁN (Qui Nhơn)03. HÒA THƯỢNG THÍCH HUỆ THÔNG (Tiền Giang)04. THƯỢNG TỌA THÍCH TRÍ SIÊU (TP.HCM)05. THƯỢNG TỌA THÍCH NGUYÊN PHƯỚC (Qui Nhơn)06. THƯỢNG TỌA THÍCH QUẢNG THỌ (Long An)07. THƯỢNG TỌA THÍCH THIỆN MINH (TP.HCM)08. THƯỢNG TỌA THÍCH PHỔ CHIẾU (TP.HCM)90. THƯỢNG TỌA THÍCH HẠNH TRÂN (Tiền Giang)10. THƯỢNG TỌA THÍCH TỊNH THÀNH (TP.HCM)11. ĐẠI ĐỨC THÍCH LỆ TRANG (TP.HCM)12. ĐẠI ĐỨC THÍCH MINH ĐẠO (TP.HCM)13. ĐẠI ĐỨC TĂNG ĐỊNH (TP.HCM)14. ĐẠI ĐỨC BỬU CHÁNH (Đồng Nai)15. ĐẠI ĐỨC THÍCH THANH VÂN (Hưng Yên)16. ĐẠI ĐỨC THÍCH LỆ HƯNG (Đồng Tháp)17. ĐẠI ĐỨC THIỆN MINH (TP.HCM)18. ĐẠI ĐỨC THÍCH NHỰT QUẢ (Long An)19. ĐẠI ĐỨC THÍCH MINH LỰC (TP.HCM)20. NI SƯ THÍCH DIỆU MINH (PHÁP)21. NI SƯ THÍCH ĐÀM LAN (Hà Nội)22. SƯ CÔ THÍCH NỮ CHÚC HUỆ (TP.HCM)23. SƯ CÔ THÍCH NỮ HUỆ NGỌC (Đồng Nai)24. GIÁO SƯ MINH CHI (TP.HCM)25. NHÀ GIÁO LÊ TÚY HOA (TP.HCM)7

26. CƯ SĨ QUẢNG TIẾN (TP.HCM)27. CƯ SĨ TÂM QUANG (Bình Thuận)28. CƯ SĨ DANH SOL (Kiên Giang)29. CƯ SĨ GIÁC TUỆ (Khánh Hòa)30. CƯ SĨ THANH NGUYÊN (TP.HCM)31. CƯ SĨ VẠNG ANH VIỆT (TP.HCM)32. CƯ SĨ TÔ VĂN THIỆN (TP.HCM)8

I. GIAI ĐOẠN TIỀN CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM(1900 – 1930). Thế kỷ 20 là sự mở đầu giai đoạn mới của các phong trào kháng Pháp, thay thếcuộc kháng chiến Cần Vương của Nho sĩ thành cuộc vận động toàn dân, duy tân xứsở, cách mạng ở Trung Hoa với tư tưởng mới của Khương Hữu Vi và Lương KhảiSiêu đã làm sáng tỏ thêm ý thức ấy. Sự kiện Nhật Bản duy tân trở thành cường quốc,đã thức tỉnh những chí sĩ yêu nước bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước như NguyễnÁi Quốc, Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu. với các phong trào Cộng sản; Đông KinhNghĩa Thục; Đông du.Ý thức kháng chiến giành độc lập dân tộc giai đoạn này, không còn là đại diện cholực lượng, giai cấp nào; mà là tìm sức mạnh trong nhân dân, đặt cơ sở trong quầnchúng, nhất là vận động giới Tăng sĩ Phật giáo làm chỗ dựa và chùa chiền làm cơ sởcủa các phong trào để hội họp hoạt động.Đó là bối cảnh của giai đoạn tiền chấn hưng Phật giáo Việt Nam. Các đại biểu củagiai đoạn này đều là tinh hoa của thế kỷ trước còn lại, họ đại diện cho một thế hệ đãđi qua, có vai trò đặc biệt là làm cầu nối giữa các tầng lớp nhân dân lao động với cácnhân sĩ trí thức thông qua cửa thiền, để tìm tiếng nói chung và tập hợp sức mạnh toàndân làm nên những trang lịch sử mới của dân tộc và của Phật giáo.Đại biểu của giai đoạn này đã sưu tầm được là 12 vị danh Tăng trong đó đã giới thiệuở Tập I là 6 vị; đến Tập II này là 6 vị.9

HÒA THƯỢNGTHÍCH LIỄU NGỌC(1826 – 1900)Bảo tháp Hòa thượng THÍCH LIỄU NGỌCHòa thượng pháp danh Liễu Ngọc, tự Phổ Minh, sau cầu pháp với Tổ Tiên Giác - HảiTịnh được pháp hiệu là Minh Ngọc, tự Châu Hoàn, nối pháp dòng Lâm Tế ChánhTông đời thứ 37. Ngài thế danh là Trần Viên Ngoạn, sinh năm Bính Tuất (1826 - đờivua Minh Mạng thứ 7) tại làng Bình Thủy, tổng Định Thới, huyện Vĩnh Định, phủ BaXuyên, tỉnh An Giang (nay là tỉnh Cần Thơ).Ngài sinh ra trong một gia đình trung lưu. Thuở nhỏ ngài theo học nho, được thầybạn khen là thông minh và có nết hạnh tốt. Chẳng may phụ thân mất sớm, Ngài đượcmẹ già sớm hôm nuôi dưỡng và thường dẫn đi chùa lễ Phật nghe kinh. Do đó cănlành được khơi dậy Ngài quyết chí qui hướng về Tam bảo.Năm 16 tuổi (1842), Ngài được mẫu thân cho phép xuất gia học đạo với Hòa thượngtrụ trì chùa Long Quang, ngôi chùa làng ở quê nhà, được Bổn sư ban pháp danh làLiễu Ngọc. Từ đó, nương mình dưới bóng từ bi, trên nhờ minh sư dạy bảo, dưới cùng10

pháp lữ tham tầm, sớm chiều làm bạn với hoa đàm, đuốc tuệ, nghiên cứu kinh tạngPhật môn, không bao lâu Ngài đã có được bước tiến rất dài trên đường ngộ nhập.Năm Bính Ngọ (1846) đời Thiệu Trị thứ 6. Một hôm, nhân thời công phu tịnh độ tạiđiện Phật, bất chợt nhìn thấy cánh hoa héo rụng trên bàn, Ngài thoát nhiên giác ngộ.Từ biệt bổn sư, Ngài đến Tổ đình Giác Lâm ở làng Phú Thọ, tỉnh Gia Định, thỉnh cầuHòa thượng Tổ sư Tiên Giác - Hải Tịnh là vị cao Tăng danh tiếng thời bấy giờ, ấnchứng sự tỏ ngộ của mình. Hòa thượng Tổ sư rất hài lòng, bèn truyền Đại giới choNgài và đặt pháp hiệu là Minh Ngọc, tự Châu Hoàn. Sau đó, Ngài ở lại chùa GiácLâm, phụ tá Hòa thượng Tổ sư trong công cuộc hoằng hóa lợi sanh, và để học hỏithêm giáo điển.Ngày 10 tháng 10 năm Kỷ Dậu, triều Tự Đức năm thứ 2 (1849) lúc đó Ngài mới 24tuổi, được Tổ sư Tiên Giác - Hải Tịnh cử về trụ trì chùa Hội Phước ở rạch Nha Mân,huyện Vĩnh An, phủ Tân Thành, tỉnh An Giang (nay thuộc tỉnh Đồng Tháp). Nhậnthấy ngôi Tam bảo Hội Phước tuy gọi là chùa nhưng thực ra đây là một ngôi thảo amnhỏ bé, không đủ rộng để tiếp Tăng độ chúng và hoằng dương chánh pháp, nên quanăm sau, năm Tự Đức thứ 3 (1850) Ngài khuyến giáo thập phương đóng góp côngđức, rồi lên vùng Tây Ninh mua cây gỗ về kiến tạo thành một ngôi phạm vũ huyhoàng. Đến nay, đó vẫn còn có một danh lam thắng cảnh của tỉnh Đồng Tháp.Năm Mậu Thìn (1868) chùa Phước Lâm ở Mỹ Tho mở Đại giới đàn, Ngài được chưSơn cung thỉnh giữ chức Giáo thọ A Xà Lê.Trải bao năm trên cuộc hành trình của một Như Lai sứ giả, Ngài hết lòng vì đạopháp: nào là khai Hương kiết Hạ, tiếp chúng độ Tăng, nào là xây dựng già lam, trùngtu phạm vũ; đâu có Phật sự cần đến, Ngài sẵn sàng ghé vai chung lo, không quản ngạituổi già sức yếu. Uy tín và đức độ của Ngài đã cảm hóa biết bao tín đồ tại gia và xuấtgia ở vùng Nha Mân - Sa Đéc, rất nhiều vị qui ngưỡng đến xin cầu pháp nương họcvới Ngài.Đến năm Canh Tý (1900) ngày mồng 3 tháng 3, Ngài lâm bệnh nhẹ, cho gọi môn đồđến khuyên bảo tinh tấn tu học, trau dồi giới hạnh, giữ vững đạo mạch, bảo tồn uydanh môn phái. Đoạn Ngài chắp tay niệm Phật rồi an tường thị tịch, hưởng thọ 75tuổi đời, 54 tuổi Hạ. Môn đồ pháp quyến xây tháp tôn thờ nhục thân Ngài trongkhuôn viên chùa Hội Phước.Khi đã ngộ ra chân lý khổ, không, vô ngã thì dù hành trạng ít nhiều ở một lần có mặtcủa một Thiền sư, đều là một dấu son đáng trân trọng. Ở đây, Ngài Liễu Ngọc – ChâuHoàn như cơn gió thoảng qua, làm tươi mát trên đường đời một khoảng thời gian, đểlại sự cảm hoài nhè nhẹ mãi vấn vương cho hậu thế. Song đâu phải mục đích là đâyvà hơn nữa, trước khi giác tha, phải tích lũy thật cao dày sự tự giác. Trường hợp Hòathượng Liễu Ngọc là một minh chứng ghi lại cho đời.11

HÒA THƯỢNGTHÍCH TÂM TRUYỀN(1832 – 1911)Hòa thượng Thích Tâm Truyền, pháp danh Thanh Minh, tự Huệ Văn, thuộc dòngthiền Lâm Tế đời thứ 41, tục danh là Đỗ Lương, sinh ngày 13 tháng Giêng nămNhâm Thìn (1832) – Minh Mạng thứ 13, tại thôn Tiên Kiên, tổng Bích Khê, tỉnhQuảng Trị.Chưa có tư liệu nào về song thân phụ mẫu của Ngài, chỉ biết Ngài sinh ra trong mộtgia đình nho gia thuần túy, được tiếng tốt khắp vùng, được mọi người quý trọng. Lúcđầu, Ngài theo học nho học, sau đó bỏ nho theo Phật. Nhân một hôm đến chùa DiệuĐế ăn một bữa cơm chay, Ngài cảm thấy ngon và phù hợp với suy nghĩ của mình,bèn có ý muốn xuất gia tu tập. Lúc ấy Ngài vừa tròn 15 tuổi.Năm Nhâm Tý, Tự Đức thứ 5 (1852), lúc 20 tuổi, Ngài đến chùa Diệu Đế cầu xuấtgia tu học với Hòa thượng Diệu Giác, được Hòa thượng đặt pháp danh là ThanhMinh, tự Huệ Văn, Ngài chuyên cần học hỏi tu tập. Với khả năng nho học sẵn có,Ngài dễ dàng hội nhập giáo điển Đại thừa, được Tăng chúng thương yêu và tôn trọng.Năm Đinh Tỵ, Tự Đức thứ 10 (1857), khi Hòa thượng Tăng Cang Nhứt Nhơn viêntịch, Bổn sư Ngài được sắc chỉ bổ nhiệm sang trụ trì chùa Báo Quốc vào tháng Chạp,Ngài được cử quản chúng trong khoảng thời gian Bổn sư tìm người thay thế ở chùaDiệu Đế.12

Từ đây cho đến năm 1894 là giai đoạn bận rộn nhất của Hòa thượng Bổn sư Ngài;liên tiếp lo trùng tu chùa Báo Quốc, khai mở các giới đàn để chọn Tăng tài, vừa làgiai đoạn triều đình Huế có nhiều biến động, thực dân Pháp đã can thiệp vào nội tìnhĐại Việt.Năm Giáp Ngọ, Thành Thái thứ 6 (1894), với tính khiêm cung, đạo lực khả úy, Ngàiđã được Bổn sư tin tưởng giao nhiệm vụ cho Ngài đi cung thỉnh chư Tôn nhiều nơi vềchùa Báo Quốc khai Đại giới đàn quan trọng (ngụ ý của Hòa thượng Diệu Giác nhânđó chứng tỏ sức sống của Phật giáo với tình hình bất ổn của thời thế lúc bấy giờ).Cho nên một trong những vị có đầy đủ uy đức lớn lao được Hòa thượng Bổn sư quantâm và nhất quyết phải cung thỉnh cho được là Hòa thượng Từ Mẫn ở chùa Tịnh Lâmở Phù Cát - Bình Định, bởi sự có mặt của vị Hòa thượng này sẽ mang lại ý nghĩa tolớn cho giới đàn và thâm ý chung, Ngài được lệnh vào tận Bình Định để làm nhiệmvụ đó.Tháng 4 cùng năm, Đại giới đàn chùa Báo Quốc được khai mở do chính Hòa thượngBổn sư Ngài làm Đường đầu Hòa thượng; Hòa thượng Từ Mẫn làm Đệ Nhất Tônchứng, Hòa thượng Hải Thiệu làm Yết ma, Hòa thượng Linh Cơ làm Giáo thọ.Cũng tại giới đàn quan trọng này, Ngài vừa là Chủ sự Tăng, vừa là Giới tử thọ Cụ túcgiới. Giới đàn khi đã hoàn mãn, Hòa thượng Từ Mẫn dành thời gian rất lớn ở lại bêncạnh và ân cần khuyến dạy riêng Ngài. Hòa thượng còn dạy Ngài phải nhanh chóngcầu pháp với Hòa thượng Bổn sư vì đã thọ Cụ túc giới.Tháng 11, Hòa thượng Diệu Giác chấp thuận lời cầu thỉnh đó, đã ứng tâm phú phápcho Ngài :Minh lai quảng lãng hội long quânPháp hiệu Huệ Văn phú nhữ kimPháp pháp vô pháp giai thị phápThứ diễm truyền đăng cách khả tầm.Sau đó ban pháp hiệu cho Ngài là Tâm Truyền.Năm Ất Mùi, Thành Thái thứ 7 (1895), Hòa thượng Bổn sư Diệu Giác viên tịch, Ngàikế thế trụ trì chùa Diệu Đế.Năm Bính Thân, Thành Thái thứ 8 (1896), Ngài lại được bộ Lễ triều đình cử sangchùa Báo Quốc trụ trì.Năm Đinh Dậu, Thành Thái thứ 9 (1897), Ngài phát nguyện chỉ ăn một bữa Ngọ theoluật Phật chế với tâm nguyện đạo lực thêm kiên cố.Năm Mậu Tuất, Thành Thái thứ 10 (1898) vào tháng 6, Ngài trùng tu chùa Diệu Đế.Vua cấp cho 3.000 xâu tiền hỗ trợ, tiếp đến tháng 7, Ngài lại xin trùng tu chùa Báo13

Quốc và cũng được vua cấp 600 xâu tiền; nhân đó Ngài xây dãy Ngũ Công ĐứcĐường (tức nhà hậu chính chùa Báo Quốc).Năm Kỷ Hợi, Thành Thái thứ 11 (1899), Ngài miễn cưỡng nhận chức Tăng Cangchùa Diệu Đế sau nhiều lần chư sơn môn thiết tha khuyến thỉnh (nhân Tăng Cang lúcđó là Nguyễn Hữu Thiêm đã cao tuổi xin được hồi hưu, mà chưa có người thay thế,triều đình giao cho chư Tăng tuyển chọn và đệ trình Bộ Lễ).Tháng 7 cùng năm, Ngài cho trùng tu chùa Viên Giác (vị trí tọa lạc phía sau chùa BáoQuốc) do Tổ Liễu Quán khai sơn.Năm Canh Tý, Thành Thái thứ 12 (1900) tháng Chạp, Ngài cho xây dựng lại chùaViên Thông, trước đó vào tháng 6, Ngài cũng đã tổ chức đại trùng tu chùa Huệ Lâm ởthôn Bình An, tọa lạc phía hữu, gần chùa Vạn Phước (nay không còn).Năm Tân Sửu, Thành Thái thứ 13 (1901), Ngài tổ chức xây dựng “Bích Khê TừĐường” để thờ Hòa thượng Bổn sư Diệu Giác.Đó cũng là công việc cuối cùng mang ý nghĩa hết sức to lớn trong đời Ngài : báo đápthâm ân. Sau đó tất cả đều dừng lại theo nhịp độ thu dần của tuổi già. Thời gian cònlại, Ngài chuyên thực hành bố thí và mỗi ngày đều đặn trì tụng 3 biến công phu và 6biến tịnh độ gồm Di Đà, Phổ Môn, Hồng Danh, Thí Thực.Năm Tân Hợi, Duy Tân thứ 5 (1911), mùa Hạ tháng 6 (nhuận), Ngài thị tịch vào giờTý, thọ 79 tuổi đời, 49 tuổi đạo.Các đệ tử xây tháp Ngài tôn trí bên hữu chùa Diệu Đế.14

HÒA THƯỢNGTHÍCH THIỆN QUẢNG(1862 – 1911)Hòa thượng Thích Thiện Quảng, người mang họ Trần, không rõ tên thật, sinh tại BếnTre năm Nhâm Tuất (1862) trong một gia đình thuộc hàng trung phú. Thuở ấu thơ,Ngài đã sớm được song thân đặc biệt tin yêu, đặt nhiều kỳ vọng nên đã mời các thầyđồ đến tận nhà trực tiếp chăm lo việc giáo dục học hành và luyện võ nghệ như bất cứmột gia đình có đầy đủ điều kiện khác. Đặc biệt hơn, do song thân có nếp sống đạohạnh, luôn giúp đỡ mọi người, hòa ái với xóm giềng nên những đức tính cao đẹp đócũng đã sớm truyền sang nơi Ngài, khiến song thân càng yêu quý hơn.Năm Nhâm Ngọ (1882), trải qua bao biến thiên thời cuộc, Ngài đã trưởng thành theobao nhận thức thực tại và qua bao lần trì hoãn ước vọng của song thân, nhất là khimẫu thân tạ thế, Ngài đành thuận ý phụ thân lập gia đình. Năm đó Ngài vừa tròn haimươi tuổi.Năm Ất Dậu (1885), khi phụ thân qua đời, Ngài chăm lo phụng thờ đúng đạo nghĩacư tang hết mực. Sau đó Ngài thu xếp việc gia đình, giã từ cất bước ra đi thực hiệnchí nguyện xuất gia hằng ấp ủ từ thuở ấu thơ của mình. Năm ấy Ngài hai mươi batuổi.Để tránh sự dòm ngó của các thế lực thực dân gây khó dễ trong quá trình tu hành,Ngài tìm sâu vào chốn yên ả có rừng cây vây quanh, tự nỗ lực thực hiện chí nguyệncủa mình một cách dõng mãnh. Chỉ một thời gian ngắn, Ngài đã tạo được sự thăngbằng tự tại bản thâ

Pháp Tri (1914-1996) 74. HT. Thích Đạt Hảo (1916-1996) 75. HT. Thích Bửu Ý (1917-1996) 76. HT. Thích Diệu Quang (1917-1996) 77. HT. Thích Kế Châu (1922-1996) 78. TT. Thích Minh Phát (1956-1996) 79. HT. Thích Hoàn Không (1900-1997) 80. HT. Thích Tâm Minh (1910-1997) 81. HT. Thích Từ Huệ (1910-1997) 82. HT. Thích Thiện Hào (1911-1997) 83. HT. Thích Giác Nhu .

Related Documents:

1 Hạnh Mong Vô Cầu Lê Huy Trứ, MSEE tle8464953@aol.com trule9@Gmail.com November 24th, 2015

Gunaratana Thero, the abbot of the Maha Karuna Buddhist society in Singapore, who paved the way for my overseas mission by supporting me always and without hesitation. The late Mr. Poddalgoda opened the way for me to set foot on this distant American land, when years ago I was unable to

6 Values of the Karaniya Metta Sutta 66 7 Some Important Canonical Notes that Support the Values of Loving-Kindness 87 8 Techniques for Practicing Loving Kindness 102 9 The Benevolent Profits of Loving Kindness 125 Glossary of the Metta Sutta 134 . SOCIAL VALUES IN THE METTA SUTTA .

Instructional Topics . 1 : 1: Building a Reading Life . Topic 1: Making Reading Lives Topic 2: Making Texts Matter Topic 3: Responding to Our Reading Through Writing . 2: Nonficti

TABE 11 & 12 READING PRACTICE TEST LEVEL M. Read the passage. Then answer questions 1 through 7. Whale Watching. Across the blue, rolling waves, a dark hump rises from the sea. It slides out of sight as an enormous tail lifts and falls. As it does, another hump rises beside it and begins the same dance. Several people cheer from the pontoon boat. Some raise their cameras, while others lift .

Advanced Automotive Battery Conference Las Vegas, Nevada February 6-8, 2001 ABSTRACT Thermal management of batteries in electric vehicles (EVs) and hybrid electric vehicles (HEVs) is essential for .

Baldrige Award for Excellence (Baldrige) and the Public Health Accreditation Board (PHAB) programs offer nationally-recognized programs to support and promote performance and quality improvement. This crosswalk tool describes the similarities, differences, and complementary nature of the Baldrige and PHAB programs, and is intended to facilitate the application process for health departments .

BEC HIGHER Dear sir, Thank you for the work you have done to organise an exhibition. Most things are kept in order in the initial stage of the whole process and your job is confirmed and phrased by our boss to some extent. However, there still remains some shortcomings. As is known to all, you are a very excellent consultant in many respects. You have lots of experience in advising. But that .